Cót ép nhân tạo đang trở thành vật liệu trang trí trần được ưa chuộng trong các công trình như quán café, nhà hàng, homestay hay nhà ở dân dụng. Với vẻ đẹp truyền thống, độ bền vượt trội và chi phí hợp lý, thi công cót ép trên trần bê tông giúp không gian trở nên mộc mạc nhưng vẫn hiện đại. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, quy trình thi công và chi phí của giải pháp này.


1. Cót ép nhân tạo là gì?

Cót ép nhân tạo là vật liệu được sản xuất mô phỏng theo hình dạng cót tre truyền thống, nhưng làm từ nhựa tổng hợp hoặc sợi nhựa cao cấp. Sản phẩm có thiết kế dạng tấm, họa tiết đan tre đẹp mắt, trọng lượng nhẹ, bền với thời tiết và không bị mối mọt.

Vật liệu này thường dùng để ốp trần, vách, mái trong các công trình nội – ngoại thất mang phong cách truyền thống hoặc rustic, vintage.

Cót ép nhân tạo cận chất
Hình 1: Cót em nhân tạo màu vàng vân xám

2. Ưu điểm của cót ép nhân tạo

  • Bền bỉ, chịu thời tiết tốt: Không mối mọt, không mục nát, không cong vênh.

  • Trọng lượng nhẹ: Giảm tải cho trần bê tông, dễ vận chuyển và thi công.

  • Thẩm mỹ cao: Giữ nguyên vẻ đẹp tre đan nhưng đồng đều và sắc nét hơn.

  • Dễ vệ sinh: Chỉ cần lau bằng khăn ẩm, không cần sơn phủ hay bảo trì.

  • Ứng dụng linh hoạt: Phù hợp với trần nhà, quán, nhà hàng, resort, homestay…

    cót ép nhân tạo không hề ngấm nước, chống mối mọt ẩm mốc hoàn toàn
    Hình 2: Cận cảnh cót ép nhân tạo không hề ngấm nước

3. Ứng dụng thi công cót ép nhân tạo trên trần bê tông

Cót ép nhân tạo đặc biệt phù hợp với những công trình yêu cầu vừa đẹp mắt vừa tiết kiệm chi phí:

  • Quán café, nhà hàng phong cách truyền thống

  • Resort, homestay gần gũi thiên nhiên

  • Nhà ở cá nhân cần tạo điểm nhấn độc đáo

  • Không gian làm việc sáng tạo, nghệ thuật

Ngoài ra, việc thi công cót ép giúp che đi khuyết điểm của trần bê tông thô ráp, tạo mặt phẳng thẩm mỹ và dễ phối đồ nội thất.

Trần phòng tắm sử dụng cót ép nhân tạo, kết hợp đèn vàng mang lại không gian ấm áp.
Hình 3: Không gian nghỉ dưỡng kết hợp cót ép nhân tạo ốp trần, mở cửa hướng vườn, gần gũi thiên nhiên.

4. Quy trình thi công cót ép nhân tạo trên trần bê tông

Bước 1: Khảo sát và đo đạc

Tiến hành đo đạc chính xác kích thước trần và đánh giá hiện trạng thi công.

Bước 2: Cắt cót theo kích thước

  • Chấm đường cắt bằng bút hàn nhiệt để tránh bung sợi cót.

  • Cắt cót theo đúng khổ trần cần lắp đặt.

    Chấm bút hàn nhiệt, nhựa nóng chảy sẽ dính lại với nhau, tránh tính trạng bung bật sợi cót
    Hình 4: Thợ dùng bút hàn nhiệt chấm cố định cót

    Xem hướng dẫn cắt cót tại: https://www.youtube.com/shorts/0P0AnOS2ej8 

Bước 3: Làm khung

  • Với trần không thể bắn trực tiếp, thi công khung xương thạch cao, sắt hộp hoặc gỗ chắc chắn để cố định cót.

  • Khung cần đảm bảo bằng phẳng, đúng cao độ.

  • Khoảng cách khung từ 30-50cm là tốt nhất ( tối đa 70cm)
    Bổ sung hệ khung xương thạch cao trước khi thi công cót ép
    Hình 5: Thợ thi công cót ép nhân tạo sau khi bổ sung hệ khung

Bước 4: Thi công cót ép nhân tạo

  • Một người kéo căng cót, đảm bảo bề mặt phẳng, kép càng căng, trần cót ép càng đẹp

  • Một người sử dụng đinh vít hoặc ghim chữ U bắn cố định cót lên trần hoặc khung.

  • Thi công từ giữa ra ngoài để tránh lệch và nhăn cót.

    Thợ thi công cót ép, bổ sung hệ thanh nẹp
    Hình 6: Một thợ kéo căng cót, một thợ cố định ghim U

Bước 5: Xử lý hoàn thiện

  • Che mối nối bằng nẹp tre, nẹp gỗ hoặc nẹp nhựa, tùy vào sở thích và thiết kế

  • Vệ sinh bề mặt trần sau thi công để có sản phẩm hoàn chỉnh.

    Hai thợ đang thi công trần bằng cót ép nhân tạo trong không gian nhà hàng lớn.
    Hình 7 : Công nhân đang thi công cót ép nhân tạo cho trần nhà hàng

5. Lưu ý khi thi công cót ép nhân tạo

  • Đảm bảo trần khô ráo, không thấm nước trước khi thi công.

  • Chọn đúng loại cót phù hợp với khu vực trong nhà hay ngoài trời.

  • Bắt buộc cố định cót bằng cách dùng bút hàn nhiệt chấm lên cót, không cắt khi chưa chấm cót
  • Không sử dụng keo dán chất lượng kém dễ bong tróc.

  • Đội ngũ thợ cần có kinh nghiệm để thi công đẹp, đều và bền.

    Cót ép nhân tạo dùng ốp trần phòng tắm, kết hợp ánh sáng vàng cho hiệu ứng tự nhiên, thư giãn.
    Hình 8: Cót ép nhân tạo dùng ốp trần phòng tắm, kết hợp ánh sáng vàng cho hiệu ứng tự nhiên, thư giãn.

     

    Cót ép nhân tạo ốp trần phòng ngủ resort, tạo cảm giác thư giãn và gần gũi với thiên nhiên.
    Hình 9: Không gian nghỉ dưỡng kết hợp cót ép nhân tạo ốp trần, mở cửa hướng vườn, gần gũi thiên nhiên.

6. Báo giá thi công cót ép nhân tạo trên trần bê tông

Chi phí thi công cót ép nhân tạo dao động từ 80.000 – 250.000 VNĐ/m², tùy theo:

  • Mức độ phức tạp của công trình (cao trần, nhiều góc cạnh)

  • Tổng khối lượng cần thi công

  • Yêu cầu về vật tư, khung, hoàn thiện

Bạn nên liên hệ trực tiếp để được khảo sát, tư vấn và báo giá chính xác theo công trình thực tế.
Zalo/Hotline: 092.808.0908


7. Đơn vị cung cấp và thi công cót ép nhân tạo uy tín

Chúng tôi chuyên cung cấp các loại cót ép nhân tạo chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và nhận thi công trọn gói tại công trình. Đảm bảo sản phẩm bền – đẹp – đúng tiến độ, giá cả hợp lý.

Thông tin liên hệ đặt hàng – tư vấn
Zalo/Hotline: 092.808.0908
Miền Bắc: Số 19 – C22, Khu đô thị Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
Miền Nam: C2 – Simcity, Đường số 4, Lò Lu, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức
Hướng dẫn thi công: https://www.youtube.com/@Dung-R%C6%A1mTreNh%C3%A2nt%E1%BA%A1o/shorts
🌐 Website: romtrenhantao.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *